Trong văn hóa đại chúng Quyền_LGBT_ở_Việt_Nam

Văn học

Xuân Diệu, người được cho là ông hoàng của thơ tình Việt Nam, có bài Tình trai nói về mối tình đồng tính của hai nhà thơ người Pháp RimbaudVerlaine.

Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen…

Bài Em đi (1965) với lời đề tặng nhà thơ Hoàng Cát được viết với những lời thơ tha thiết khi chia tay Hoàng Cát vào Nam chiến đấu.[64] Bài Biển mô tả tình yêu nồng nàn giữa hai hình tượng sóng biển và cát vàng cũng được cho là ngụ ý nói về Hoàng Cát (cát vàng).[65] Hoàng Cát đã từng xác nhận "Tôi với anh Xuân Diệu có nhiều điều "Sống để dạ, chết mang đi". Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng việc đàn ông yêu nhau là do cấu tạo thể chất chứ bản thân họ chẳng có tội tình gì."[66] Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái.[67] Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này.[68][69]

Một thế giới không có đàn bà của nhà văn Bùi Anh Tấn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam viết về đề tài người đồng tính, đã nhận giải A cuộc thi viết tiểu thuyết và ký "Vì an ninh Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên". Tuy nhiên, ở đoạn cuối của tác phẩm, hai nhân vật đồng tính yêu nhau đã chuyển sang yêu người khác giới. Bùi Anh Tấn đã xác nhận rằng đoạn cuối thực của anh đã bị cắt mất và đoạn của nhà xuất bản được thay vào.[70] Trong các lần tái bản sau, ngoài đoạn kết do nhà xuất bản đưa vào, tác giả còn đưa vào thêm một đoạn kết với nội dung hai nhân vật nam chính cuối cùng vẫn không quên được nhau, và để cho độc giả tự lựa chọn kết thúc mình muốn. Ngoài ra anh còn viết Les–Vòng tay không đàn ông.

Một số tác phẩm khác về đề tài đồng tính là Bóng, tự truyện của Nguyễn Văn Dũng do hai nhà báo Hoàng Nguyên, Đoan Trang viết, 198X của Quỳnh Trang, Lạc giới của Thuỷ Anna, Không lạc loài, tự truyện của Thành Trung do nhà văn Lê Anh Hoài viết, Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy, tiểu thuyết và Chuyện tình của Lesbian và Gay của Nguyễn Thơ Sinh. Nguyễn Thơ Sinh tốt nghiệp cao học tư vấn tâm lý Đại học Bowie, Hoa Kỳ hiện đang làm việc tại Hàn Quốc.[71]

Ở Việt Nam, đề tài đồng tính không bị cấm, nhưng trước đây người viết hay né tránh. Vì thiếu thông tin, nên hiểu biết của mọi người về người đồng tính này thường sa vào khía cạnh tiêu cực, đánh đồng giới đồng tính với sự sa đọa, bệnh tật, tệ nạn xấu xa. Hiểu sai dẫn đến ứng xử sai, khiến người đồng tính trở nên mặc cảm, sống co cụm.[72]

Điện ảnh và truyền hình

Một thế giới không có đàn bà của nhà văn Bùi Anh Tấn đã được dựng thành phim nằm trong loạt phim truyền hình Cảnh sát hình sự. Bộ phim ít nhiều đã phản ánh được những giằng xé nội tâm, những bi kịch giới tính.[73] Trong bộ phim Cô gái xấu xí phần 2, nhân vật phụ Hùng Long được thể hiện như một người khá nữ tính nhưng là một người có tài năng và sống có tình cảm. Chơi vơi, phim nhựa đầu tiên của Việt Nam tham gia Liên hoan phim Venice,[74] do Bùi Thạc Chuyên đạo diễn, có mô tả mối tình đồng tính kín đáo của hai nhân vật nữ.[75]

Tuy nhiên, hầu hết các phim có nhân vật người đồng tính ở Việt Nam đều khai thác mẫu hình nhân vật này dưới "mô típ" những người có ngoại hình và tính cách ẻo lả giống đàn bà, hoặc có những hành vi theo đuổi những người đàn ông khác một cách lộ liễu và thiếu nghiêm túc, hay có những đức tính tiêu cực như chua ngoa, đanh đá..., thậm chí là "bệnh hoạn" nhằm mục đích gây cười và trở thành yếu tố "câu khách" cho bộ phim của mình. Tuy nhiên, việc này nhiều khi gây ra tác dụng ngược, làm cho khán giả thấy phản cảm và lố bịch, thậm chí "ghê sợ". Trong khi đó, việc phản ánh đúng cuộc sống thực tế, suy nghĩ và tình cảm, trăn trở và khát khao của những người đồng tính lại không được coi trọng một cách thấu đáo. Điều này đã góp phần khiến dư luận xã hội có cái nhìn sai lệch, thêm phần ác cảm và kỳ thị, thiếu tôn trọng đối với người đồng tính. Một số đạo diễn cũng thừa nhận thực tế này và cho rằng nên có những bộ phim thể hiện người đồng tính một cách đúng đắn và nghiêm túc hơn cho dù chỉ là vai phụ.[73][76]

Những bộ phim như Những cô gái chân dài, Trai nhảy đều ít hoặc nhiều nói về đồng tính.

Những Nụ Hôn Rực Rỡ là một trong những bộ phim ca nhạc chiếu vào dịp Tết 2010, nội dung phim có đề cập đến nhân vật Tô Lâm, một nhân vật đồng tính vì sự kì thị của gia đình đã bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của ước mơ là một diễn viên múa. Tô Lâm đã giúp đỡ cô chủ của mình và cuối phim đã được đền đáp xứng đáng bằng một nụ hôn với người mình yêu...

Cuối tháng 04 năm 2010, Bộ phim truyện nhựa Để Mai Tính đề cập một khía cạnh khá mới của chủ đề đồng tính. Bộ phim thành công bởi hình ảnh đẹp, cảnh quay chân thực và nội dung phim nhẹ nhàng, dựng theo tính hài hước, cảm thông và rất giàu tính nhân văn.

Phim Hot boy nổi loạn, hay Câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng thể hiện sự thông cảm với giới đồng tính nhận được nhiều khen ngợi và được trình chiếu tại Liên hoan phim Toronto, Canada. Phim Cảm hứng hoàn hảo của đạo diễn Lê Dũng gây tranh cãi về kịch bản.[77]

Âm nhạc

Có một số bài hát được viết về tình yêu đồng tính trong đó Tình tuyệt vọng của nhạc sĩ Thái Thịnh, Chiếc bóng của nhạc sĩ Phương Uyên,[78] và Tìm lại chính tôi[79] là những bài được công khai là viết về đồng tính luyến ái.

Nhiếp ảnh, hội họa

Tháng 7 năm 2007, tại thành phố Hồ Chí Minh, họa sĩ Trương Tiến Trà giới thiệu 11 tác phẩm nằm trong dự án hội họa kéo dài 3 năm với tên là The Distorted Truth (Sự thật méo mó) lấy chủ đề chính những người đồng tính.

Tháng 10 năm 2009, triển lãm tranh với chủ đề Góc nói về người đồng tính nữ đã diễn ra tại 29 Hàng Bài, Hà Nội do diễn đàn bangaivn.net thực hiện dứoi sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam.[80]

Cuối tháng 11 năm 2009, nhằm kỉ niệm một năm thành lập, iSEE và ICS đã tổ chức một chuỗi sự kiện đầu tiên của Việt Nam về người đồng tính.[81] Triển lãm tranh với chủ đề Open-Mở được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 11 năm 2009 tại Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh. 56 tranh, ảnh, sắp đặt được trong triển lãm được cho là đậm tính nhân văn, gửi gắm tâm sự, ước nguyện, thể hiện khát vọng mở lòng, trải lòng và hòa nhập cộng đồng, xã hội của người đồng tính. Thạc sĩ Lê Quang Bình, viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam cho biết "Triển lãm này là một trong nhiều hoạt động khác nhằm giúp xã hội hiểu hơn về người đồng tính. Từ đó mọi người có cái nhìn chia sẻ và mở lòng với người đồng tính để người đồng tính trải lòng với thế giới xung quanh."[82][83][84] Sáng 29 tháng 11 năm 2009, tại báo Tuổi Trẻ đã diễn ra buổi giao lưu cộng đồng người đồng tính với 85 đại diện các diễn đàn internet dành cho người đồng tính tại Việt Nam và gần 30 phóng viên các báo đài.

Triển lãm ảnh về người đồng tính bao gồm 120 bức ảnh về cuộc sống, những kỷ niệm buồn vui, câu chuyện tình yêu, tình dục hay những tâm tư tình cảm của người đồng tính được đưa ra công chúng tại nhà triển lãm 45 Tràng Tiền (Hà Nội) chiều ngày 21 tháng 11 năm 2011.[85]

Bộ ảnh The Pink Choice của nhiếp ảnh gia Maika Elan, tên thật là Nguyễn Thanh Hải, đoạt giải nhất thể loại Contemporary Issues (Vấn đề đương đại) trong cuộc thi World Press Photo 2012. Tác giả trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng World Press Photo, một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Xem ảnh tại Bộ ảnh 'The Pink Choice'. Tác giả chia sẻ:[86]

Tôi muốn người dị tính khi xem ảnh phải ghen tị với tình yêu của những người mà bấy lâu họ cho là khác biệt. Tình cảm người đồng tính dành cho nhau bình thường và tự nhiên như bao cặp đôi khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_LGBT_ở_Việt_Nam http://www.gaylawnet.com/laws/vn.htm http://books.google.com/books?id=gem-0JOOWVMC&pg=P... http://outleadership.com/?media_post=vietnam-leads... http://www.tintucngaynay.com/trung-cau-cong-nhan-h... http://www.usatoday.com/news/world/story/ng%C3%A0y http://www2.hu-berlin.de/sexology/IES/vietnam.html http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/k... http://archive.is/0Bpc http://dactrung.net/truyen/noidung.aspx?BaiID=cbLT... http://ngoisao.net/News/Chang-nang/2009/02/3B9C845...